BIỂU ĐƯỜNG KHANG

BIỂU ĐƯỜNG KHANG

Dùng cho người bị tiểu đường và cholestrol trong máu cao

Tư vấn:

0246 651 8979

Glucomannan là gì ? tác dụng như thế nào đối với người bị tiểu đường ?

Ngày đăng: 2020-10-16 11:54:55 - Lượt xem: 5268

Glucomannan là gì?

Glucomannan là một chất xơ tự nhiên hòa tan trong nước được chiết xuất từ ​​củ khoai nưa.

Chất này có ở dạng thực phẩm chức năng, trong thức uống hỗn hợp và cũng được thêm vào các sản phẩm thức ăn, chẳng hạn như mì ống và bột mì. Củ nưa được chiết xuất  sử dụng để chế biến thực phẩm ăn kiêng ở các nước phát triển như Nhật Bản.

củ nưa

Glucomannan chiếm 40% trọng lượng khô của khoai nưa. Đây là loại khoai có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nó đã được dùng trong các hỗn hợp thảo dược và các loại thực phẩm truyền thống như đậu hũ, mì, và thạch konjac từ rất lâu.

Glucomannan có khả năng hấp thụ nước phi thường và là một trong những loại chất xơ nhớt nhất.Nó hấp thụ rất nhiều chất lỏng tới mức nếu bạn bỏ một viên glucomannan vào một cốc nước nhỏ, toàn bộ cốc nước sẽ biến thành gel. Những đặc tính độc đáo này được cho là mang lại hiệu quả trong việc giảm thời gian hấp thu lượng đường vào cơ thể.

Tác dụng như thế nào đối với người bị tiểu đường ?

Glucomannan là một chất xơ hòa tan trong nước

- Chất này chứa hàm lượng calo rất thấp.

- Glucomannan lấp đầy không gian trong dạ dày và tạo cảm giác no, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể trong các bữa ăn tiếp theo.

- Chất này cũng làm trì hoãn quá trình thức ăn rút khỏi dạ dày, góp phần làm tăng cảm giác no .

- Giống như các chất xơ hòa tan khác, glucomannan làm giảm sự hấp thu protein và chất béo.

Đây cũng là thức ăn cho các lợi khuẩn trong ruột. Nuôi lợi khuẩn ruột cũng đem lại một số lợi ích khác, và các nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa sự thay đổi của vi khuẩn đường ruột với sự thay đổi cân nặng cơ thể.Tuy nhiên, glucomannan khác với các chất xơ hòa tan khác vì nó nhớt hơn rất nhiều, chính vì vậy cũng mang lại hiệu quả hơn.

Theo một bản tổng kết nghiên cứu tác dụng sau khi sử dụng glucomannan  chiết xuất từ củ nưa:

- Giảm tổng lượng cholesterol xuống 19 mg/dL (0.5 mmol/L).

- Giảm lượng cholesterol LDL xuống 16 mg/dL (0.4 mmol/L).

- Giảm lượng chất béo trung tính xuống 11 mg/dL (0.12 mmol/L).

- Hạ mức đường huyết xuống còn 7.4 mg/dL (0.4 mmol/L).

Cơ chế chủ yếu khiến cho lượng cholesterol trong máu giảm xuống là do glucomannan làm giảm hấp thu cholesterol trong ruột.

Theo những nghiên cứu này, bổ sung glucomannan vào chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường tuýp 2.

Là một chất xơ tan trong nước, glucomannan cũng đã được dùng để điều trị táo bón thành công.

Đái tháo đường hay tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mạn tính khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao.

Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng cần thiết cho các tế bào cấu tạo nên cơ và mô, đồng thời đóng vai trò chính trong những hoạt động của não.

Nguyên nhân cơ bản gây bệnh rất đa dạng, tùy thuộc là loại đái tháo đường mắc phải. Tuy nhiên, dù mắc loại tiểu đường nào thì bệnh vẫn dẫn đến lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Mức đường huyết bình thường là từ 70-99mg/dL. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có mức đường huyết cao hơn 125mg/dL. Nếu chỉ số đường huyết rơi vào khoảng 100-125mg/dL, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn bị tiền đái tháo đường.

Tình trạng này rất dễ phát triển thành tiểu đường tuýp 2, ngay cả khi người bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền đái tháo đường và tiểu đường tuýp 2 cũng tương tự nhau, gồm:

- Thừa cân

- Bệnh sử gia đình mắc tiểu đường

- Mức HDL cholesterol cao hơn 40 hoặc 50mg/dL

- Bệnh sử mắc tăng huyết áp

- Bị tiểu đường thai kỳ hoặc con sinh ra nặng hơn 4kg

- Bệnh sử buồng trứng đa nang

- Trên 45 tuổi

- Lười vận động

Nếu bạn bị tiền đái tháo đường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để ngăn chặn bệnh tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2.

>>>>tham khảo sản phẩm hỗ trợ Biểu Đường Khang 

 

 

Đường huyết là 6,2 vào buổi sáng khi bụng đói, điều này có bình thường không?

Đường huyết là 6,2 vào buổi sáng khi bụng đói, điều này có bình thường không?

Đường huyết lúc đói bao nhiêu là phù hợp? Nó có nhỏ hơn 6.1mmol / L không? Tiêu chuẩn của một chàng trai 20 tuổi, một cô chú 50 tuổi và một người đàn ông 75 tuổi có giống nhau không?  Đường huyết lúc đói và ý nghĩa của nó: (1) Nói chung, đường huyết lúc đói là lượng đường trong máu được...

Hút thuốc lá có hại bệnh tiểu đường

Hút thuốc lá có hại bệnh tiểu đường

Hút thuốc lá làm tăng tiết hormone đối kháng với insulin, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein dẫn truyền tín hiệu insulin của tế bào và ức chế sản xuất insulin. Hút thuốc lâu dài cũng có thể gây tái phân bố mô mỡ. Các yếu tố trên có thể làm tăng đề kháng insulin. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy...

Những thói quen ăn uống nào có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường loại 2?

Những thói quen ăn uống nào có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường loại 2?

1. Ăn no trong mỗi bữa ăn, ăn quá no. Khuyến cáo mỗi bữa ăn nên ăn no từ bảy đến tám phần, đặc biệt nên kiểm soát lượng thức ăn chủ yếu (thức ăn có hàm lượng tinh bột cao). Cũng có thể chia nhỏ bữa ăn hợp lý, bổ sung các bữa ăn phụ giữa hai bữa ăn của bữa ăn chính, thức ăn cho các bữa ăn phụ...